Thông Tin Sản Phẩm
Bình tỏi men lam - dòng sản phẩm trưng bày lấy cảm hứng từ hoa văn cổ. Có khả năng tích khí, tụ tài và chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc trong đời sống phong thủy.
Đặc điểm nổi bật
- Lối chế tác thủ công tinh xảo.
- Chất liệu sứ trắng cao cấp phủ men sang trọng.
- Hoa văn truyền thống vẽ tay tỉ mỉ, hơi hướng cổ điển xen lẫn nét đẹp hiện đại.
- Kiểu dáng thân phình cổ thắt, vung cao giúp thu hút, giữ tài lộc.
- Nung ở nhiệt độ gần 1300 độ C không tồn dư chì, an toàn sức khỏe.
Bình Tỏi Vinh Quy Bái Tổ
Ý Nghĩa Bình Tỏi Trong Văn Hóa Phong Thủy Tâm Linh
- Bình củ tỏi là mẫu bình hút lộc được thiết kế theo dáng tròn giống với củ tỏi. Theo phong thuỷ, đây là kiểu dáng có khả năng thu hút tài lộc, tích tụ may mắn cho gia đình. Vì chúng có phần miệng loe và thân bình phình to. Đồng thời, do cổ bình được thiết kế thắt lại lên chúng giúp ngăn cho tài lộc đi ngược trở lại miệng bình, góp phần bảo vệ tài sản của gia đình.
Bên cạnh đó, khi tìm hiểu ý nghĩa bình củ tỏi còn nhận thấy đây là vật phẩm có khả năng xua đuổi ma quỷ, những điều xui xẻo. Bởi chúng sở hữu hình dáng giống với củ tỏi. Mà theo quan niệm của ông cha ta, củ tỏi có tác dụng ngăn chặn ma quỷ, những điều không tốt đẹp lại gần. Vì vậy, gia chủ có thể sử dụng bình củ tỏi để bảo vệ cuộc sống của gia đình được êm ấm, bình yên.
Ngoài ra, theo tương truyền, bình củ tỏi phong thuỷ được biết đến là một bát bửu của Phật giáo, được tìm thấy ở dấu chân của Đức Phật. Bởi vậy, người ta tin việc đặt mẫu bình sứ hình củ tỏi trong nhà sẽ giúp gia đình nhận được sự phù hộ, chở che của Đức Phật.
- Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc Hoa Văn" Vinh Quy Bái Tổ"
Vinh Quy Bái Tổ – Nét Đẹp Văn Hóa Tìm Về Cội Nguồn
- Vinh quy bái tổ là một trong những nghi thức truyền thống được nhắc đến nhiều trong văn hóa đời sống của người Việt. Có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành nên cội nguồn tư tưởng và cách giáo dục của dân tộc từ bao đời. Để hiểu hơn về ý nghĩa của nghi thức đặc biệt này, hãy cùng Đồ Thờ Hải Anh tìm hiểu qua những nội dung dưới đây nhé!.
Hình ảnh: Vinh quy bái tổ.
Vinh quy bái tổ là gì?
-“Vinh quy bái tổ” là cụm từ có ý nghĩa đặc biệt cả về mặt ngôn từ và ý nghĩa. Xét theo hình thức câu chữ, được hiểu là tìm về cội nguồn sau khi thành công. Kết hợp bởi “Vinh” trong vinh danh, thành công, vinh hiển; “Quy” nghĩa là trở về, tìm về quê hương, chốn cũ; “Bái” nghĩa là bái lạy, khái vấn; “Tổ” vừa mang nghĩa là tổ tiên, các thế hệ đi trước, vừa bao hàm cả ý nghĩa là nơi “chôn rau cắt rốn”.
Nghi thức hồi hương bái tổ.
Nguồn gốc nghi thức
- Theo Thư tịch triều đại Việt Nam, Vinh quy bái tổ là tục lệ có từ thời nhà Lý. Những người tham dự khoa bảng và đỗ đạt sẽ được ban áo mũ, võng ngựa về quê dâng hương bái tổ trước sự chứng kiến của người thân cùng toàn thể dân làng. Tên tuổi của họ sẽ được ghi danh sử sách, lưu vào phả ký của dòng họ, được người người, đời đời trọng vọng kính nể.
- Theo nhiều ghi chép để lại, vị trạng nguyên đầu tiên được vua ban cho nghi thức này là Trạng Chiếu Phạm Đôn Lễ – vị nguyên 27 tuổi khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức 12 (1481) đời vua Lê Thánh Tông. Có nhiều ý kiến cho rằng đây mới thực là sự kiện đánh dấu sự ra đời của nghi thức này.
Khung cảnh trống rong cờ mở trong nghi lễ.
Nghi thức lễ vinh quy bái tổ
- Nghi thức hồi hương bái tổ được thực hiện khi các sĩ tử đạt thành tích cao, đỗ đạt trong các kì thi Hương, Hội, Đình trở về quê hương để ra mắt người thân họ hàng, bái lạy tổ tiên. Trong nghi thức, vị tân khoa được rước từ Kinh thành về quê bởi một đoàn hộ tống rất trang trọng “trống rong cờ mở”. Có đầy đủ cờ, lọng, chiên trống, lính dõng vác giáo, khiêng đồ…
Cờ quạt đi đầu tiên
Nghi lễ được sắp xếp tuần tự cờ quạt đi đầu tiên, đến cờ biển do vua ban tặng. Theo sau là vị tân trạng nguyên cưỡi ngựa hoặc kiệu võng, có lọng che trên đầu đi sau. Vây quanh trạng nguyên thường là 4 lính hầu cầm quạt. Chung quanh đầy ắp tiếng hò reo chúc mừng của những người dân và những người có chức sắc khác nhau đang đứng đón ở cổng làng.
Người dân và những người có chức sắc khác nhau đang đứng đón ở cổng làng.
- Khung cảnh của buổi hồi hương bái tổ thường gắn với những hình ảnh quen thuộc của miền quê dân dã, bình dị với cây đa, giếng nước, mái đình. Theo phong tục, người vinh quy có 4 nơi phải đến thực hiện nghi lễ bái tổ. Gồm đình làng, nhà thờ tổ của dòng họ, trường học và nơi thờ tự của gia đình.
hình ảnh quen thuộc của miền quê dân dã
- Ý nghĩa biểu tượng hồi hương bái tổ trong văn hóa Vinh quy bái tổ là nghi thức trang trọng mà bất kỳ sĩ tử nào cũng mong muốn có được sau bao năm dùi mài kinh sử. Được xem là niềm tự hào lớn đối với bản thân, làm rạng danh cả dòng họ, gia tộc và là nguồn động lực to lớn trong việc hình thành nên cội nguồn tư tưởng và cách giáo dục của dân tộc qua bao đời.